dangkyhocnghe dangkygdtx2 dangkydh2 dangkytimviec dangkytuyendung

Tổ chuyên môn

1. Tổ Hành chính - Tổng hợp:
- Tham mưu cho Giám đốc công tác tổ chức cán bộ. Thực hiện kế hoạch nhân sự, quản lý, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, công nhân viên (về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, nghiệp vụ);
- Tổ chức thực hiện chính sách, chế độ đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên; công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ trật tự, an toàn trong trung tâm; thi đua khen thưởng và kỷ luật;
- Tổ chức thực hiện công tác hành chính tổng hợp, văn thư, lưu trữ, lễ tân, đối ngoại;
- Tham mưu giúp Giám đốc công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch công tác của Trung tâm theo chức năng, nhiệm vụ thuộc thẩm quyền.
2. Tổ Tài chính - Kế toán:
- Xây dựng dự toán ngân sách năm.
- Tham mưu cho Giám đốc công tác quản lý tài chính và tài sản của Trung tâm.;
- Lập dự toán thu - chi hàng tháng, quí, năm của trung tâm từ nguồn thu ngân sách cấp và nguồn thu sự nghiệp theo đúng chế độ, chính sách quy định. Nhằm đảm bảo hoạt động và phát triển của Trung tâm;
- Cập nhật hệ thống sổ sách, chứng từ; lập báo cáo quyết toán ngân sách định kỳ, hàng năm đúng thời gian và mẫu biểu theo qui định của nhà nước;
- Về quản lý tài sản:  Định kỳ tổ chức kiểm kê, đánh giá tài sản, trang thiết bị ở các bộ phận sử dụng. Nhận xét việc quản lý tài sản của từng bộ phận và đề xuất biện pháp quản lý có hiệu quả theo qui định Nhà nước;
3. Tổ Đào tạo nghề - Hướng nghiệp:
- Xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch đào tạo, kế hoạch tuyển sinh, tốt nghiệp, quản lý cấp phát văn bằng tốt nghiệp các loại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng  nghề của Trung tâm;
- Khai thác nguồn tuyển sinh cho Trung tâm;
- Phối hợp với tổ chuyên môn tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo nghề sơ cấp và bồi dưỡng nghề cho học viên;
- Quản lý các khoá Trung tâm liên kết đào tạo nghề với các cơ sở khác;
- Thực hiện công tác giáo vụ;
- Thực hiện công tác thống kê đào tạo; xử lý thông tin, làm các báo cáo định kỳ theo quy định của cơ quan cấp trên và của Giám đốc;
- Thực hiện việc quản lý đội ngũ giáo viên nghề (cơ hữu và thỉnh giảng); tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hàng năm về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy nghề;
- Thực hiện công tác quản lý sinh viên học sinh, giáo dục chính trị tư tưởng, theo dõi, giúp đỡ học sinh hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, lao động và những hoạt động khác ngoài giờ học;
- Đề xuất thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng và kỷ luật học viên, học sinh; chủ động phối hợp tổ chỉ đạo công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, công tác thi đua, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động đào tạo nghề;
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy các học phần, môn học thuộc tổ quản lý trong chương trình, kế hoạch đào tạo chung của trung tâm;
- Triển khai thực hiện kế hoạch giảng dạy;
- Biên soạn chương trình, giáo trình tài liệu giảng dạy các học phần, môn học, tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập;
- Triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;
- Hàng năm đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy các học phần, môn học; đề xuất kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của môn học, chuyên ngành học.
- Dạy công nghệ, kỹ thuật, dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh học chương trình giáo dục phổ thông.
- Bồi dưỡng giáo viên các trường THCS, THPT về giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp.
- Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh phổ thông, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
- Mở lớp dạy nghề; liên kết với các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để đào tạo và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, thanh thiếu niên và các đối tượng khác khi có nhu cầu.
4. Tổ Giáo dục thường xuyên:
- Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm: chương trình xóa mù chữ và tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ; chương trình giáo dục để lấy bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
- Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Chịu trách nhiệm tổ chức giảng dạy văn hóa, quản lý giáo dục thường xuyên, liên kết đào tạo, dạy tin học, ngoại ngữ… theo quy định.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy các học phần, môn học thuộc tổ quản lý trong chương trình, kế hoạch đào tạo chung của trung tâm;
- Triển khai thực hiện kế hoạch giảng dạy;
- Biên soạn chương trình, giáo trình tài liệu giảng dạy các học phần, môn học, tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập;
- Triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;
- Hàng năm đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy các học phần, môn học; đề xuất kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của môn học, chuyên ngành học.
5. Tổ Sản xuất dịch vụ phục vụ đào tạo nghề nghiệp:
- Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ giáo dục nghề nghiệp, góp phần phân luồng học sinh sau THCS và THPT.
- Tổ chức quản lý và sử dụng các loại tài sản : đất đai, nhà làm việc, phòng học, các cơ sở thí nghiệm, thực hành, nhà ăn, bãi giữ xe …
- Quản lý và thực hiện các hoạt động hậu cần phục vụ cho làm việc, giảng dạy, học tập; an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, y tế, vệ sinh môi trường;
- Lập kế hoạch mua sắm, quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, thay thế các loại tài sản, trang thiết bị, hệ thống đường điện, nước, điện thoại, âm thanh, ánh sáng … , các công trình kiến trúc trong Trung tâm;
- Lập sơ đồ hướng dẫn trong khuôn viên trung tâm (Khu làm việc, hội trường, phòng học, … );
- Lập hồ sơ lưu trữ quản lý hệ thống các công trình kiến trúc, thiết bị truyền dẫn, hệ thống cây xanh, cây cảnh trong trung tâm;
- Trang trí, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ các hội nghị, hội thảo, khai giảng, tổng kết … trong trung tâm;
6. Tổ Đào tạo lái xe ô tô:
- Chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình, chất lượng tiến độ giảng dạy, học tập các môn học trong chương trình kế hoạch giảng dạy của trung tâm theo quy định của Luật giao thông đường bộ Việt Nam. Có nhiệm vụ cải tiến phương pháp giảng dạy, tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
- Xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, kế hoạch đào tạo thực hiện theo Thông tư số 12/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; Quy định của Bộ Giao thông Vận tải, Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp.
- Chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp nhằm gắn đào tạo với giải quyết việc làm cho học viên tốt nghiệp, gắn với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho trung tâm.
- Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy của tổ; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuộc chuyên ngành.
- Quản lý nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện do tổ quản lý.
- Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên, học viên theo phân cấp quản lý của Giám đốc.
7. Chi nhánh Dịch vụ việc làm:
- Tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến quan hệ lao động theo quy định của pháp luật lao động;
- Giới thiệu việc làm cho người lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Thu thập, phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động, bao gồm: nhu cầu tuyển dụng lao động, nhu cầu việc làm, tiêu chuẩn lao động, tiền lương, tiền công trên địa bàn Huyện;
- Tổ chức thực hiện các buổi tư vấn hướng nghiệp cho các trường phổ thông trong Huyện;
- Tổ chức hoạt động sàn giao dịch việc làm;
- Quản lý sử dụng tài sản, trang thiết bị máy móc được đầu tư an toàn có hiệu quả;
8. Trung tâm sát hạch lái xe mô tô loại 3:
- Trung tâm Sát hạch lái xe Nhà Bè trực thuộc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Nhà Bè là Trung tâm Sát hạch lái xe loại 3, được sử dụng để sát hạch lái xe các hạng A1, A2, A3, A4; do Giám đốc trực tiếp quản lý và phân công cho cán bộ Tổ Đào tạo lái xe phụ trách;
- Trung tâm Sát hạch lái xe Nhà Bè hoạt động theo Quy chế sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 54/2007/QĐ-BGTVT ngày 07/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và các quy định khác của pháp luật;
- Trung tâm sát hạch lái xe Nhà Bè có chức năng, nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Điều 4 Quy định tạm thời về việc tổ chức sát hạch lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 tại các Trung tâm sát hạch lái xe thuộc Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 1997/QĐ-SGTVT ngày 28/11/2008 của Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh;
- Trung tâm Sát hạch lái xe Nhà Bè thuộc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Nhà Bè có trách nhiệm duy trì các hạng mục xây dựng công trình cơ bản, xe cơ giới dùng để sát hạch và các thiết bị theo quy định của Tiêu chuẩn ngành số 22TCN-286-01 (ban hành kèm theo Quyết định số 4392/2001/QĐ-BGTVT ngày 20/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải), để phục vụ sát hạch lái xe;

 

tapthw nobg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây